Xin phép khai thác nước mặt, nước ngầm

Xin phép khai thác nước mặt, nước ngầm
Ngày đăng: 1 năm

Căn cứ pháp luật xin phép khai thác nước

Đối với hoạt động khai thác nước mặt, nước ngầm của các cá nhân, tổ chức trên địa bàn lãnh thổ Việt Nam được quy định tại các văn bản phắp luật: 

  • Luật tài nguyên nước 17/2012/QH13 ngày 21 tháng 06 năm 2012;

  • Nghị định 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 quy định chi tiết thi hành một số điều luật tài nguyên nước;

  • Thông tư 27/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 05 năm 2014 Quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước.

Phân loại đối tượng phải xin phép và không phải xin phép khai thác tài nguyên nước:

Các trường hợp thực hiện khai thác, sử dụng tài nguyên nước không phải xin phép, đăng ký.

+  Khai thác nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với quy mô không vượt quá 10 m3/ngày đêm.

+ Khai thác nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với quy mô không vượt quá 0,1 m3/s.

+ Khai thác nước mặt cho mục đích kinh doanh, dịch vụ, sản xuất phi nông nghiệp không quá 100 m3/ngày đêm.

+ Khai thác, sử dụng nước mặt cho mục đích phát điện với công suất lắp máy không quá 50kW.

+ Khai thác sử dụng nước biển phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên đất liền với quy mô không vượt quá 10.000 m3/ngày đêm. Hoạt động khai thác sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động trên biển đảo.

+ Chi tiết tham khảo khoản 2 điều 16, Nghị định 201/2013/NĐ-CP.

Các trường hợp thực hiện khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải xin phép, đăng ký:

+ Tất cả các đối tượng không thuộc các đối tượng trên.

 

 

Cơ quan cấp phép khai thác nước:

Cơ quan thụ lý hồ sơ xin phép khai thác nước mặt, nước dưới đất là Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân công quyết định.

Quy trình lập hồ sơ xin phép khai thác nước:

–         Thu thập thông tin, tài liệu dự án khai thác nước.

–         Nghiên cứu, khảo sát thu thập thông tin nguồn nước khai thác, địa hình, trắc địa.

–         Tổng hợp dữ liệu, thông tin xác định khả năng đáp ứng của nguồn nước

–         Đánh giá ảnh hưởng, tác động của dự án tới nguồn nước, khu vực xung quanh

–         Thực hiện các bản vẽ của dự án.

–         Tổng hợp thông tin thành báo cáo theo mẫu yêu cầu tại thông tư 27/2014/TT-BTNMT.

–         Nộp hồ sơ tới cơ quan quản lý.

Chia sẻ:
Bài viết khác: